Cách phòng chóng dại khi bị chó cắn_ Dịch vụ y tế Công Tâm

Cần làm ngay khi bị chó cắn:
1. Trấn an trẻ khỏi cảm giác hoảng loạn đối với trẻ nhỏ.

2. Vết thương cần được rửa và dội ngay lập tức với xà phòng và nước trong thời gian khoảng 10-15 phút. Nếu không có xà phòng, có thể rửa bằng nước. Đây là phương pháp sơ cứu hiệu quả nhất để chống lại bệnh dại.

3. Rửa sạch vết thương bằng cồn, rượu 70% hoặc thuốc sát khuẩn iodine nếu có.. Đổ một ít trực tiếp lên chỗ bị chó dại cắn để sát trùng vết thương, loại bỏ vi khuẩn, mầm bệnh. Tránh đổ quá nhiều sẽ gây xót vết thương. Trường hợp vết thương chảy nhiều máu thì cần cầm máu ngay lập tức, bằng cách dùng băng gạc y tế hoặc vải sạch băng bó lại ngay. Nếu không cầm được máu cần đến ngay cơ sở y tế

Cần tiêm ngay vaccine phòng dại nếu gặp các trường hợp sau:

  • Vết cắn sâu hoặc vết cắn nhẹ ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục… Nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được cấp cứu, tiêm huyết thanh và vaccine phòng dại kịp thời.
  • Khi bị chó dại cắn hoặc chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn, địa điểm xảy ra tai nạn gần vùng đang có dịch bệnh chó mèo… Cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.

Không tiêm ngay mà có thể theo dõi sau 15 ngày với các trường hợp sau:

  • Vết cắn nhẹ, xa các vùng nguy hiểm và xa trung tâm thần kinh trung ương.
  • Chó không có dấu hiệu bị bệnh dại và ở khu vực không có dịch bệnh chó mèo.
  • Trong vòng 15 ngày sau khi bị chó cắn nếu chó phát dại, chết hoặc bị mất tích hay bị giết thịt thì nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đi tiêm vaccine phòng dại. Còn sau 15 ngày, nếu chó khỏe mạnh bình thường, không cần đi tiêm phòng dại nữa.

Tuy nhiên, khi bị chó cắn không nên xem thường, đã có nhiều câu chuyện thương tâm vì nạn nhân bị chó hoang cắn, nhưng không lưu ý đến khả năng bị dại. Sau một thời gian dài mới bắt đầu phát bệnh, lúc đó đã muộn có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không biết cách xử lý kịp thời hoặc quá chủ quan. Một số triệu chứng của người bị chó cắn phát bệnh dại bao gồm sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió, các ca nặng dẫn tới liệt, hôn mê thậm chí là tử vong. Vậy nên, khi bị chó cắn tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để theo dõi và có hướng xử lý phù hợp. Không nên chủ quan và nên nghe theo chỉ định của cán bộ y tế có chuyên môn.

Tìm hiểu tình trạng của chó:
Nếu biết đích xác con chó đã cắn mình thì báo cho chủ nuôi chó biết để theo dõi mà không đập chết, bán hoặc làm thịt, theo dõi nếu quá 15 ngày mà con chó vẫn sống thì không cần phải tiêm phòng. Nếu chưa đủ 15 ngày mà con chó đó chết, bị làm thịt hoặc chạy mất thì phải đi tiêm vaccine phòng bệnh dại .

Xác định tình trạng tiêm phòng bệnh dại của chó
Bạn có thể mắc bệnh dại chỉ từ một vết cắn nhỏ. Những người bị chó cắn cần tìm và xác định con chó cắn mình đã được tiêm phòng dại chưa, nếu con chó đã được tiêm phòng dại đúng cách thì bạn có thể an tâm.

Bạn cũng nên tới trung tâm y tế nếu không thể xác định trạng thái tiêm phòng của chó (chẳng hạn như bị chó hoang cắn).

Bạn phải quan sát con chó trong vòng 15 ngày để xác nhận dấu hiệu phát bệnh dại.

Khách hàng có nhu cầu liên hệ đến Dịch vụ y tế Công Tâm, chúng tôi cam kết sẽ mang lại hiệu quả cho khách hàng. Dịch vụ chúng tôi bao gồm: khám bệnh tại nhà, truyền nước biển tại nhà, truyền dịch tại nhà, chăm sóc vết thương, truyền trắng tại nhà,…

Dịch vụ y tế Công Tâm chăm sóc người bênh như chăm sóc người nhà, chúng tôi sẽ không làm cho mọi người thất vọng, chúng tôi làm vì chữ tâm, hãy để chúng tôi có cơ hội được chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Được chăm sóc cho mọi người tốt nhất là niềm vui và mục tiêu hàng đầu của chúng tôi

DỊCH VỤ Y TẾ CÔNG TÂM

Hotline: 093 133 71 42

Email : dichvuytetainhahcm@gmail.com

Địa Chỉ : CS1 : 288 Cách Mạng Tháng 8, Phường 10, Quận 3, Tp. HCM

                 CS2 : 37/19 Nguyễn Minh Hoàng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. HCM