Bệnh sốt xuất huyết: Nguyên nhân, triệu chứng thường gặp và cách phòng bệnh

Sốt xuất huyết tưởng chừng là căn bệnh bình thường nhưng ở giai đoạn nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như xuất huyết não, xuất huyết nội tạng.

Theo Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, chỉ trong vòng hơn 1 tháng, toàn thành phố có 6.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH).

Tại Bà Rịa – Vũng Tàu có hơn 500 ca sốt xuất huyết. Trong khi đó, cùng kỳ năm ngoái chỉ có khoảng 600 ca mắc. Đặc biệt, có hai trường hợp tử vong và nhiều trường hợp nặng phải thở máy, lọc máu.

Hiện mỗi ngày Khoa Nhiễm D, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, điều trị khoảng 50-60 trường hợp mắc SXH, các giường bệnh đã chật kín.

Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân chính gây bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là do virus dengue, virus này tồn tại chủ yếu trong cơ thể muỗi vằn Aedes aegypti gây nên. Bệnh lây theo đường máu, trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti. Loài muỗi này thường hoạt động mạnh vào lúc chạng vạng tối và rạng sáng.

Chu kỳ lây bệnh theo vòng tròn, bắt đầu từ việc tiên muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, tiếp theo virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi từ 8 đến 11 ngày rồi tiếp tục trong thời gian đó sẽ truyền bệnh cho người lành, virus đi vào cơ thể người gây bệnh rồi tiếp tục lại quay lại vòng tuần hoàn muỗi Aedes lại hút máu từ cơ thể bệnh nhân rồi truyền sang cơ thể mình và lây sang cơ thể người lành.

Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết chỉ lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn) đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt”. Như vậy, việc tiếp xúc trực tiếp giữa người khỏe mạnh và người bệnh sốt xuất huyết không làm lây bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết

  • Sốt cao

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, dấu hiệu đầu tiên của bệnh sốt xuất huyết là tình trạng bệnh nhân sốt cao. Bệnh nhân sốt (nóng) cao 39-40 độ C, đột ngột, liên tục trong 3-4 ngày liền, người bệnh mệt mỏi, phát ban.

  • Dấu hiệu xuất huyết

Xuất huyết dưới da: những nốt xuất huyết dưới da thường là những chấm nhỏ màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm. Bạn có thể phân biệt nốt xuất huyết dưới da với nốt muỗi cắn bằng cách căng vùng da xung quanh vùng xuất huyết, nếu chúng vẫn còn tồn tại khi căng da thì đó là do xuất huyết, ngược lại nếu biến mất thì đó là vết muỗi cắn.

Ngoài hai dấu hiệu điển hình trên, bệnh nhân còn có thể xuất hiện biểu hiện: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nướu răng, thậm chí là bệnh nhân ói hoặc đi cầu ra máu. Hoặc một số dấu hiệu khác như: Sốt xuất huyết di chứng, sốt xuất huyết dạ dày, và sốt xuất huyết gan,

Xuất huyết dưới da là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sốt xuất huyết

Đối với nữ giới thì có thể thấy biểu hiện rong kinh ở phụ nữ, phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết đặc biệt trong thời gian chuyển da sẽ vô cùng nguy hiểm vì thai phụ sẽ bị mất máu nhiều hơn.

Giai đoạn nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết

Bệnh sốt xuất huyết phát triển theo ba giai đoạn: giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn sốt Dengue – giai đoạn nguy hiểm – giai đoạn hồi phục. Sau giai đoạn sốt với triệu chứng sốt cao đột ngột, liên tục; nhức đầu, chán ăn, buồn nôn; da sung huyết; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; có chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam…

Người bệnh bị mắc sốt xuất huyết thường chuyển sang giai đoạn nguy hiểm sau đó khoảng 3 đến 7 ngày; đây là giai đoạn cần phải xem xét để có biện pháp xử trí phù hợp nhằm hạn chế những hậu quả xấu xảy ra.

Ở giai đoạn này người bệnh có thể còn sốt hoặc đã giảm sốt và có các biểu hiện như: thoát huyết tương do tăng tính thấm thành mạch, thường kéo dài từ 24 đến 48 giờ; tràn dịch màng phổi, mô kẽ, màng bụng, phù nề mí mắt, gan to và có thể đau.

Nếu bị thoát huyết tương nhiều sẽ dẫn đến tình trạng sốc với các biểu hiện lâm sàng như vật vã, bứt rứt hoặc li bì; lạnh các đầu chi, da lạnh ẩm; mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt, hiệu số huyết áp tối đa và tối thiểu bằng hoặc dưới 20 mmHg, huyết áp tụt hoặc không đo được; đi tiểu ít…

Cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết?

Hiện nay vẫn chưa có vắc xin có thể phòng ngừa hiệu quả đối với sốt xuất huyết. Bạn có thể ngăn ngừa nó bằng cách tránh bị muỗi cắn theo một số cách sau đây:

  • Mặc quần áo rộng vì muỗi có thể cắn qua quần áo bó sát. Quần dài, áo sơ mi dài tay, vớ và giày (không phải dép) là lý tưởng để tránh muỗi cắn.
  • Ngủ trong màn chống muỗi và nhớ xịt thuốc chống muỗi khắp phòng ngủ trước khi giăng màn.
  • Dọn dẹp, phát quang môi trường xung quanh thường xuyên, vì muỗi lây truyền bệnh sốt xuất huyết thường sống trong các vũng nước đọng, bụi cây, góc tối…
  • Sử dụng thuốc chống côn trùng – các sản phẩm có chứa chất DEET 50% là hiệu quả nhất, trẻ em dưới 2 tháng tuổi nên sử dụng các chất DEET ít hơn (15-30% DEET).

Thực đơn cho người bị sốt xuất huyết?

Nên

Bị sốt xuất huyếtnên ăn gì là băn khoăn của nhiều người mắc bệnh này bởi bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều cần làm ngoài việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ là tăng cường thể lực, sức đề kháng bằng chế độ ăn hợp lý.

Một trong những thực phẩm cần ưu tiên là nước cam. Nó chứa nhiều năng lượng và vitamin, có thể giúp tiêu hóa, làm tăng lượng nước tiểu và tăng cường kháng thể giúp phục hồi nhanh.

Nước dừa

Bệnh nhân sốt xuất huyết cũng nên uống nhiều nước dừa để bổ sung chất điện giải, chất khoáng bị mất do cơ thể mất nước.

Nước ép rau củ

Nước rau củ ép,nước hoaquả: các loại nước trái cây, rau củ tươi đều tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Các chuyên gia nói rằng nước rau ép nguyên chất có thể cung cấp những dưỡng chất cơ bản và giúp phục hồi nhanh chóng. Bệnh nhân sốt xuất huyết cần bổ sung thêm nhiều vitamin C để tăng hệ miễn dịch. Trái cây giàu vitamin C là dâu tây, ổi, kiwi, đu đủ, giúp sản xuất các tế bào lympho. Vitamin C cũng có ảnh hưởng trực tiếp lên các vi khuẩn, vi rút.

Cháo

Khi bạn đang cố gắng chống chọi với vi rút sốt xuất huyết,thực phẩmtốt nhất là cháo. Ăn cháo giúp tăng sức lực, đẩy lùi bệnh tật. Nếu trường hợp bị sốt cao, cơ thể suy nhược khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao, mệt mỏi, thở khó, sắc mặt vàng, ăn không ngọn, trướng bụng, mạch yếu…thì nên dùng cácthực phẩmsau để bồi bổ sức khỏe: thịt bò, thịt thỏ, lươn, bao tử bò, hoàng kỳ, táo đỏ, nhân sâm, đảng sâm, tử hà sa, quả bí đỏ, khoai lang.

Không nên

Ăn thực phẩm sẫm màu

Nước trái cây sẫm màu, nước coca, dưa hấu, củ dền,… Vì một trong số những biểu hiện chính của sốt xuất huyết là xuất huyết dưới da. Cho nên, nếu bạn dùng những thực phẩm sẫm màu như trên thì dễ gây nhầm lẫn trong việc xác định xem bạn có bị chảy máu dạ dày khi nôn ói hay không.

Tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và các loại gia vị : Vì nó sẽ gây nên tình trạng đầy bụng khó tiêu cho chúng mình. Hơn nữa, những đồ ăn này còn làm cho cơ thể mình chậm hồi phục.

Đồ cay, nóng

Khi bị sốt xuất huyết, sức đề kháng của cơ thể bệnh nhân bị giảm và năng lượng bị hao hụt nhiều. Những đồ ăn cay, nóng như gừng, ớt, mù tạt… sẽ làm tăng nhiệt trong cơ thể. Điều này không chỉ khiến cho bệnh thêm nặng mà còn ảnh hưởng đến sự hồi phục của bệnh nhân bị sốt.

Trứng và những thực phẩm chứa nhiều protein

Trong trứng gà có rất nhiều protein nên sau khi ăn sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn. Những người bị sốt, nhất là trẻ em ăn trứng gà sẽ làm cho nhiệt lượng cơ thể tăng lên không phát tán ra ngoài được, do vậy sốt càng cao và rất lâu khỏi. Vì vậy, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh không nên ăn trứng gà và những thực phẩm chứa nhiều protein mà thay vào đó nên uống nhiều nước, rau quả tươi.

Đồ uống ngọt

Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh không nên uống nước soda hay bất kỳ loại nước ép trái cây nguyên chất nào như nước cam, dưa hấu… Không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác. Việc tiêu thụ đường sẽ khiến cho các tế bào máu trắng diệt khuẩn chậm chạp hơn và vì thế bệnh càng trở nên nặng, lâu khỏi. Ngoài ra, người bệnh cần giảm lượng caffeine, tránh uống rượu và ngừng hút thuốc vào thời điểm này.

Trà

Uống nhiều trà và uống trà quá đậm đặc sẽ làm cho não ở trạng thái bị kích thích, làm tăng huyết áp, dẫn đến làm tăng thêm nhiệt độ cơ thể người bệnh. Nếu bệnh nhân mắc sốt xuất huyết mà uống trà sẽ làm giảm tác dụng hoặc mất hẳn tác dụng của thuốc hạ sốt. Ngoài ra, trong trà có một số chất sẽ khiến cho nhiệt độ cơ thể có thể tăng lên, không tốt cho người bệnh.

“““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““““

Khách hàng có nhu cầu liên hệ đến Dịch vụ y tế Công Tâm, chúng tôi cam kết sẽ mang lại hiệu quả cho khách hàng. Dịch vụ chúng tôi bao gồm: khám bệnh tại nhà, truyền nước biển tại nhà, truyền dịch tại nhà, chăm sóc vết thương, truyền trắng tại nhà,…

Chúng tôi cam kết thực hành khám chữa bệnh với tinh thần tận tâm và thoải mái cho bạn và gia đình bằng cách đúng hẹn, đúng các hạng mục khám và đúng kết quả. Tuyệt đối không có tình trạng phát sinh thêm chi phí hoặc các gợi ý bồi dưỡng cho bác sĩ y tá điều dưỡng thăm khám.

Dịch vụ y tế Công Tâm chăm sóc người bênh như chăm sóc người nhà, chúng tôi sẽ không làm cho mọi người thất vọng, chúng tôi làm vì chữ tâm, hãy để chúng tôi có cơ hội được chăm sóc sức khỏe cho mọi người. Được chăm sóc cho mọi người tốt nhất là niềm vui và mục tiêu hàng đầu của chúng tôi

DỊCH VỤ Y TẾ CÔNG TÂM

Hotline: 093 133 71 42

Email : dichvuytetainhahcm@gmail.com

Địa Chỉ : CS1 : 288 Cách Mạng Tháng 8, Phường 10, Quận 3, Tp. HCM

                 CS2 : 37/19 Nguyễn Minh Hoàng, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. HCM